Một giáo viên kinh nghiệm lâu năm dạy ở trường tiểu học nói chung và các bé lớp 1 nói riêng đã có đôi lời tâm sự. Cho dù kinh nghiệm dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 của mình là rất nhiều nhưng đôi khi cũng phải bất lực gào thét khi trẻ không đáp ứng được mong muốn của mình. Có thể nói rằng rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười khi dạy bé chuẩn bị vào lớp 1 đã xảy ra với bản thân mình. Vậy thì câu hỏi đặt ra là làm sao để giúp bé học tốt hơn và tạo niềm đam mê học tập cho bé?
Trước mắt ở khoảng thời gian đầu tiên phụ huynh không nên cố ép bé phải học thật nhiều. Nên đi từ từ bằng việc động viên, tạo điều kiện tốt nhất để bé hòa nhập một cách thoải mái vào việc học. Nói dễ hiểu là khi dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 chúng ta nên “dụ” để bé cảm thấy gần gũi và không bị sợ hãi. Tiếp theo sau đó phụ huynh sẽ gia tăng sức ép từ từ để bé bước vào giai đoạn hòa nhập với nề nếp học tập. Thông qua hình thức tạo động lực bằng cách “dụ” bé như sẽ tặng quà, thưởng cho bé nếu bé hoàn thành bài tập…
Vì sao cần phải dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1?
Theo đặc điểm tâm sinh lý, khi bước vào lớp 1 thì đa số các bé có xu hướng lì lợm và lười biếng hơn. Bởi vì một phần do sự quá tải của khối lượng kiến thức mà bé phải gồng gánh như hiện nay. Nhớ ngày xưa cha mẹ, ông bà chúng ta không phải đau đầu lo lắng về việc dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 là như thế nào. Mỗi ngày chỉ cần đi học một buổi và không còn phải học thêm bất kì điều gì. Nhưng với thực trạng của xã hội ngày nay, các bậc phụ huynh và những người thế hệ 9x trở về trước phải thốt lên rằng sao lớp 1 mà học nhiều thế?
Thực tế cũng chỉ ra rằng, mỗi lớp bây giờ trung bình khoảng hơn 30 em học sinh (không tính trường tư, trường quốc tế). Với số lượng học sinh như thế này thì rất khó để cô giáo đủ thời gian để kèm cập từng em một. Đây là lí do việc học của bé không còn là trách nhiệm tuyệt đối của phía nhà trường. Thay vào đó phụ huynh cũng phải quan tâm, đưa ra những định hướng để dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Giúp con mình có được cơ sở, nền tảng vững chắc ở môi trường tiểu học.
Có thể nhận ra rằng những bất cập về việc học của bé tại trường là rất khó khắc phục. Cho nên các bậc làm cha làm mẹ cần đưa ra thời gian biểu, phương pháp cụ thể để dạy bé chuẩn bị vào lớp 1 sao cho phù hợp. Mục đích là con tiếp thu được kiến thức mà không bị áp lực, góp phần mang lại một tuổi thơ hạnh phúc, hồn nhiên mà bé xứng đáng nhận được.
Xem thêm: Cách dạy con học lớp 1
Kinh nghiệm dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 hiệu quả
Phụ huynh phải lưu ý rằng dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 sẽ có nhiều sự khác biệt so với dạy trẻ ở bậc mầm non. Bởi vì ở thời điểm chuyển giao này, bé không còn vừa học vừa chơi như ở mầm non nữa. Thay vào đó bé sẽ phải chính thức làm quen với việc học nhiều hơn. Vì vậy mà ba mẹ phải tìm hiểu những phương pháp hiệu quả để dạy cho bé khi vào lớp 1.
Dạy kèm bé vào lớp 1 sẽ rất khó khăn và đòi hỏi quý phụ huynh phải quyết tâm, kiên trì…Định hướng mục tiêu đem đến cho bé một ý thức học tập tự giác và chủ động. Dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 cần có thời gian để bé hòa nhập bởi vì rất nhiều khác biệt về cách học ở mầm non và tiểu học. Khi ở trường mẫu giáo, các bé sẽ có nhiều thời gian vào các hoạt động vui chơi giải trí, việc học chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” mà thôi,
Theo thống kế thì có rất nhiều bé gặp khó khăn khi tiếp cận với hình thức học tập mới, ví dụ như bé mất sự tập trung và gần như không thể ngồi liên tục hàng giờ để học một môn. Chúng ta cần thấu hiểu rằng dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 có ý nghĩa hết sức quan trọng, với mục đích chính là giúp bé tiếp cận và làm quen với môi trường học tập cấp 1. Ở đó bé cần rèn luyện mình nhiều hơn về mọi mặt như ý thức, sự tự giác, bản lĩnh học tập của mình để gặt hái những thành quả như phụ huynh mong muốn.
Cách dạy kèm trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Cách dạy kèm bé chuẩn bị vào lớp 1 để bé hòa nhập tốt và trở nên thông minh, học giỏi là thách thức khó khăn đối với cha mẹ. Ở độ tuổi này bé thường gây ra nhiều khó khăn cho chúng ta khi dạy dỗ bé, cũng dễ hiểu bởi vì bé vẫn rất ham chơi và không hoàn toàn chuyên tâm cho việc học của mình. Cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 muốn hiệu quả thì trước hết các bậc phụ huynh phải rèn cho mình sự kiên nhẫn, bền bỉ và phương pháp dạy đúng đắn nhất.
Đầu tiên phụ huynh cần phải lưu ý một cách hiệu quả để bé tiếp thu nhanh, dễ nhớ và nhớ lâu đó là khi bé tiếp thu kiến thức thông qua hình ảnh trực quan và sinh động. Vì vậy mà chúng ta nên sử dụng nhiều loại hình ảnh liên quan đến kiến thức cần truyền đạt để bé cảm thấy yêu thích và học tốt hơn.
Ở độ tuổi này bé không thể tiếp thu nhiều nội dung kiến thức cùng một lúc mà phải cần rất nhiều thời gian, mưa lâu thấm đất. Phụ huynh nên phân chia kiến thức thành nhiều phần khác nhau và dạy ở nhiều buổi, nhiều ngày khác nhau. Dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 ở mỗi buổi học nên tập trung vào một lĩnh vực kiến thức. Theo một trình tự khoa học: đầu tiên là giới thiệu sơ lược, hướng dẫn chi tiết, thực hành và củng cố nội dung kiến thức đã học. Ở buổi học hôm sau cần ôn tập lại kiến thước cho bé để bé nhớ lại và hiểu rõ hơn nữa.
Không riêng gì trẻ nhỏ mà ở người lớn cũng vậy, khi học một kiến thức mới thì cần phải đi đôi với thực hành. Bậc phụ huynh phải tạo cho con nhiều cơ hội để thực hành, vận dụng kiến thức đã học ở mọi lúc mọi nơi để bé có nhiều trải nghiệm thật sự ở kiến thức mới. Đây là phương pháp học có nhiều lợi ích trong việc giúp bé nắm rõ được bản chất kiến thức, giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn so với cách học truyền thống. Quan trọng hơn là bé sẽ biết cách ứng dụng thực tiễn như thế nào. Cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 này thật sự mang lại nhiều ý nghĩa. Không những giúp bé nắm bất được nhiều kiến thức mới mà còn vun đắp niềm đam mê với việc học, nâng cao tính tự chủ tự giác của bé.
Như đã đề cập ở trên việc dạy học, nuôi dưỡng kiến thức cho bé vào lớp là không nên vội vàng. Bậc phụ huynh cần giữ được cái đầu lạnh, một thái độ bình tĩnh trước mọi tình huống có thể xảy ra khi dạy học cho con. Khi vừa tiếp thu kiến thức mới, có thể bé sẽ chưa nhớ được ngay nhưng khi được học đi học lại nhiều lần thì chắc chắn bé sẽ nhớ được. Do đó, chúng ta không nên ép buộc, cố gắng nhồi nhét để bé nhơ ngay lần học đầu tiên, điều này thật sự khó cho bé. Cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 như vậy vô tình gây ra sự lo sợ, một tâm lý hoang mang ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Một số cách dạy kèm cho bé chuẩn bị vào lớp 1 trên đây sẽ giúp quý phụ huynh tìm ra được phương pháp hiệu quả nhất. Tùy vào khả năng tiếp thu riêng của bé mà cha mẹ hãy áp dụng một hình thức học tập phù hợp nhất cho bé nhé. Cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 nào cũng phải có sự linh hoạt, mềm dẻo để bé hứng thú hơn với việc học, tiếp thu kiến thức nhanh và hiệu quả hơn.
Nếu ở bậc mầm non bé được chăm sóc, yêu thương và dạy dỗ đúng phương pháp sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của bé sau nay.
Nội dung cần dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Để quá trình dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 diễn ra tốt đẹp và đạt hiệu quả cao thì cha mẹ nên vạch ra kế hoạch rõ ràng, cụ thể những nội dung kiến thức sẽ truyền đạt cho trẻ. Phần lớn phụ huynh sẽ chú trọng vào việc dạy con tập đọc, tập viết để con biết được một số chữ trước khi vào tiểu học. Nhưng vô tình chúng ta bỏ qua những kĩ năng khác cũng rất quan trọng để bé hòa nhập và thích nghi với môi trường mới. Song song với việt dạy chữ thì phụ huynh cần dạy thêm cho bé những kĩ năng sống cơ bản giúp bé biết cách tự lập trong việc học và sinh hoạt cá nhân.
Trên cơ bản nội dung dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 sẽ bao gồm dạy đọc, dạy trẻ viết, dạy toán cơ bản và tư duy, dạy cho bé kĩ năng sống cần thiết. Trong từng nội dung, phụ huynh nên lựa chọn và chắt lọc kiến thức phù hợp nới khả năng nhận thức của bé.
Dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 với môn Toán
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng dạy kèm bé vào lớp 1 sẽ không cần quan trọng nội dung môn toán vì chương trình toán lớp 1 không khó. Bé sự tự học và tiếp thu được khi vào lớp 1, đơn giản là không cần dạy trước cho bé. Đây là một quan điểm không sai, các bé sẽ đủ khả năng làm toán lớp 1 dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Nhưng ở một trường hợp khác với dạng toán mơi hay bài toán mời thì bé sẽ rất khó hiểu được nội dung của bài toán và không thể giải được.
Dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 nếu bỏ qua môn toán sẽ không hợp lý chút nào. Vì bé sẽ không được phát triển tư duy toán học hay nói cách khác là bé không có được kĩ năng giải toán bằng sự tư duy. Mà những gì bé có chỉ là kĩ năng giải toán dựa vào sự bắt chước làm lại y chang hay sao chép những gì đã có. Điều này làm bé gặp vô vàn khó khăn khi gặp phải một dạng toán mới mẻ, bé không thể chủ động để tiếp cận bài toán.
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tham khảo và mua một vài quyển sách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 với bộ môn toán. Mỗi ngày dành một ít thời gian khoảng 30p để hướng dẫn bé làm những bài toán hết sức cơ bản.
Phụ huynh nên xem: Toán cho bé chuẩn bị vào lớp 1
Tiếng Việt dạy cho bé chuẩn bị vào lớp 1
Với trẻ mầm non chuẩn bị vào lớp 1, các con phải làm quen với mặt chữ đồng thời học cách phát âm. Mỗi phụ huynh lựa chọn cho mình một phương pháp dạy bé chuẩn bị vào lớp 1 khác nhau nhưng dạy như thế nào cho đúng cũng cần phải quan tâm. Hãy cùng tham khảo một vài kinh nghiệm để bé học tiếng Việt nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Cho trẻ làm quen với bảng chữ cái
Trên thị trường có nhiều công cụ, đồ dùng hỗ trợ để dạy bè học chữ cái rất bổ ích mà phụ huynh có thể tham khảo. Song song kết hợp hình thức tập đọc và tập viết cho bé để giúp bé nhận dạng mặt chữ tốt hơn. Cần kiểm tra thường xuyên xem bé đã viết đúng hay chưa và có những điều chỉnh khi bé viết sai. Ngay những khi bé đi chơi chúng ta cũng có thể dụ bé đọc thêm một vài chữ có sẵn ở khu vui chơi. Lúc này bé đang có tinh thần rất tốt nên sẽ hợp tác trong việc chơi và học. Không nên ép buộc bé ngồi học một chỗ quá lâu sẽ làm bé mệt mỏi, chán nản và không tiếp thu được bài.
Chưa vội bắt trẻ phát âm chuẩn từng từ từng chữ
Dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 ở độ tuổi này không nhất thiết phải yêu cầu bé phát âm chuẩn từng câu, từng chữ. Bởi vì theo những chuyên gia thì thanh quản của bé trong giai đoạn này chưa thật sự phát triển toàn diện. Do đó cha mẹ không cần ép buộc con đọc bằng được tất cả các chữ, làm con cảm thấy sợ hãi và chán nản việc học. Thay vì phải khắt khe thì phụ huynh hãy đón nhận nó như một điều hết sức bình thường với trẻ ở giai đoạn này.
Dạy bé chuẩn bị vào lớp 1 nên thường xuyên cho trẻ học nghe
Khi bé vào giai đoạn tập nói thì cha mẹ thường nói trước để bé nói theo như vậy. Vậy thì học chữ cũng nên áp dụng phương pháp này, tức là nên cho trẻ luyện nghe trước khi trẻ có thể nói thành thạo. Mỗi buổi tối cha mẹ nên dành ít thời gian để kể chuyện cho bé nghe những câu chuyện bổ ích. Việc làm này cần phải được thực hiện thường xuyên. Theo thời gian phụ huynh có thể hỏi thêm bé về những chi tiết trong câu chuyện để giúp bé suy nghĩ và gợi nhớ lại kiến thức, giúp tăng khả năng tư duy.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Tại sao kĩ năng sống không thể thiếu trong quá trình dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1? Bởi vì môi trường tiểu học có quá nhiều khác biệt so với trường mầm non. Khi ở mẫu giáo bé được cô giáo yêu thương, chăm sóc từng chút một, trong từng bữa ăn và giấc ngủ. Nhưng ở tiểu học thì hoàn toàn khác, ở đó bé phải biết cách tự lập nhiều hơn, biết cách tự phục vụ bản thân. Bé phải làm quen với nề nếp sinh hoạt, nội quy của nhà trường.
Trong thời giai dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1 nếu bỏ qua những kĩ năng sống, không rèn luyện trước cho bé thì bé sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi vào lớp 1. Có thể bé sẽ bị hụt hẫng về mặt tâm lý, cảm thấy bỡ ngỡ với những gì đang diễn ra. Một cuộc khảo sát cũng cho thấy gần 90% trẻ vào lớp 1 rất thụ động và phụ thuộc vào bố mẹ tuyệt đối. Trước mắt sẽ không có vấn đề gì nhưng nếu theo thời gian về lâu dại thì bé sẽ càng ỉ lại vào ba mẹt nhiều hơn, hoàn toàn mất đi kĩ năng tự phục vụ bản thân, kĩ năng sống cần thiết.
Vì vậy mà các bậc phụ huynh nên giáo dục cho con ý thức về tính tự lập và tự chủ trong giai đoạn cuối của mẫu giáo. Cần trang bị cho con những kĩ năng sống cần thiết để con hòa nhập tốt hơn, kĩ năng sống là một phần quan trọng của quá trình dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1.
🌳Cảm ơn quý phụ huynh đã theo dõi bài viết, kính chúc quý phụ huynh nhiều sức khỏe và thành công
Xem thêm: Chuẩn bị tâm thế cho con vào lớp 1