Cúng Ông Công Ông Táo Ngày Nào Đúng Tâm Linh NÊN THAM KHẢO

Nghi lễ cúng đưa ông Công ông Táo về trời là một trong những tục lệ quan trọng của người dân Việt Nam mỗi khi xuân về, vào những ngày cuối năm. Vậy thì cúng ông Công ông Táo ngày nào và vào lúc mấy giờ là chuẩn tâm linh nhất. Mời bạn theo dõi nội dung trong bài viết sau đây nhé.

Tìm hiểu về tục lệ cúng ông Công ông Táo ngày nào?

Nhiều năm nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt Nam, GS Lê Văn Lan giải thích: cúng tiễn ông Công ông Táo về trời (23 tháng Chạp) là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Đây cũng là ngày đánh dấu thời điểm bắt đầu vào Tết. Ngày xưa gọi là tiễn Táo quân về trời. Ngày nay, người dân gọi bằng Tết ông Công, ông Táo. Cúng ông Công ông Táo ngày nào thì chúng ta đã biết với thông tin ở trên.

Theo GS Lê Văn Lan, trong chuyến khai quật khảo cổ học ở tỉnh Hòa Bình từ nhiều năm trước, giáo sư cùng với các cộng sự đã phát hiện dưới lòng một hang động văn hóa Hòa Bình có niên đại 10.000 năm có hiện tượng 3 hòn đá cuội xếp tạo thành thế “kiềng 3 chân”. Ở chỗ 3 hòn đá cuội ấy đào lên được rất nhiều than, tro, xương thú vật đã vỡ vụn, các mảnh vỏ ốc. Đó là 1 cái bếp của người nguyên thủy.

Sau này, người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam thay 3 viên gạch, 3 hòn đá cuội thành những cái kiềng 3 chân bằng sắt để làm bếp. 3 viên đá cùng với những hiện vật được tìm thấy chứng tỏ từ thời nguyên thủy, các tộc người đã biết phát huy tinh thần, sức mạnh của cộng đồng bằng việc mang những sản phẩm kiếm được trong ngày về nấu chín rồi cùng nhau thưởng thức.

Tục cúng Táo quân khởi nguồn từ bếp lửa, tượng trưng cho sự ấm no, sung túc, cung cấp sự sống cho con người bằng việc sưởi ấm, đun chín thức ăn. Đó cũng là hình tượng trong cõi tâm linh về ông Vua Bếp. Sau này, dựa trên các sự tích liên quan đến bếp lửa, dân gian mới sáng tạo ra câu chuyện “hai ông, một bà” nhưng vẫn có ý nghĩa mong muốn một cuộc sống no đủ, bếp gia đình lúc nào cũng rực lửa.

Vì vậy, tục cúng ông Công ông Táo ngày nào? Đó là vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm trước hết mang ý nghĩa cầu sự no đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc.

cúng ôngcông ông táo ngày nào

Cúng ông Công ông Táo ngày nào là phù hợp nhất?

Có rất nhiều người nghĩ rằng lễ cúng ông Công ông Táo cần được tổ chức trước 12 giờ trưa của ngày 23 tháng Chạp. Và những người này chọn thời điểm cúng vào ngày 21 hay ngày 22 để kịp giờ ông tao khởi hành về Thiên Đình

Vậy thì có nhất thiết phải làm lễ để cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp hay không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, vì ở thời đại hiện nay ai cũng bận rộn với công việc và không có nhiều thời gian rảnh. Cho nên theo hoàn cảnh như vậy, cúng ông Công ông Tào ngày nào sẽ đảm bảo được những yếu tố tâm linh và thời gian rảnh của chúng ta.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh – Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam – cho hay chưa có sách nào ghi lại việc phải bắt buộc cúng trước 12h trưa ngày 23. Vậy nên, tùy vào điều kiện từng gia đình, mà có thể làm lễ tiễn ông Công ông Táo vào các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, nếu cúng vào đúng ngày 23 tháng chạp thì vẫn hay hơn, cũng không nên cúng trước vài ngày.

Dù vậy, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để cúng ông Công ông Táo về chầu trời diện kiến Ngọc Hoàng.

cúng ông công ông táo ngày nào

Nên cúng ông Công ông Táo vào giờ nào?

Cúng ông Công ông Táo ngày nào thì tùy thuộc vào điều kiện thời gian của mỗi gia đình, vậy thì giờ nào cúng sẽ phù hợp nhất. Theo phong tục truyền thống từ xưa đến nay, và theo thực tế cho thấy thì phần lớn mọi gia đình đều cúng vào buổi sáng của ngày 23 tháng Chạp. Nhưng nếu như bạn quá bận rộn và không sắp xếp được thời gian thì có thể cúng trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp cũng được. Điều này sẽ đảm bảo kịp thời gian để tiễn ông Táo về trời. Nếu như cúng vào buổi chiều ngày 23 tháng Chạp thì có khả năng ông Táo đã về trời rồi. Đồng nghĩa với việc những lễ vật thành tâm của gia chủ ông Công ông Táo sẽ không nhận được.

Thời gian bày cỗ cúng có thể tùy vào thời điểm khác nhau. Có người cúng buổi sáng, có người cúng buổi chiều ngày 23 tháng Chạp, có người cúng hôm trước. Tuy nhiên, tốt nhất thì các gia đình nên cúng vào đúng vào giờ ngọ (tức 12h trưa) để kịp giờ các thần lên thiên đình. Trong trường hợp bất khả kháng chỉ có thể cúng vào tối 23 thì gia đình nên thành tâm và có xin phép.

Xem thêm: Mùng 1 Tết không nên làm gì?

đồ cúng ông táo

Đón ông Công ông Táo về ngày nào?

Cúng ông Công ông Táo ngày nào thì chúng ta đã được biết, nhưng sau đó đón ông Công ông Táo về ngày nào thì không nhiều người biết.

Ông Công, ông Táo lên trời báo cáo thỉnh thị Ngọc Hoàng trong 7 ngày từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 30 tháng Chạp, những năm lịch âm không có ngày 30 tháng Chạp thì làm lễ đón ông Công, ông Táo về vào ngày 29 tháng Chạp.

Nhưng cũng có người cho rằng không định rõ ngày đón vì ông Công, ông Táo về trần sớm hay muộn là do lịch làm việc cụ thể từng năm của Thiên Đình. Bao giờ Ngọc Đế tuyên bố bế mạc hội nghị “Thiên Tào phán sự”, Táo mới về. Chuyện ấy tất nhiên người phàm không thể biết được.

Dành cho bạn: Bài cúng đưa ông Táo về trời

Lễ cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm của người xưa, Thổ Công, Táo Quân, Thổ Kỳ là ba vị thần tiên được Trung ương Hoàng Đế phái xuống để làm các vị thần cai quản những gia đình ở hạ giới.

Họ đều là nguyên thần của các vị thần tiên trên trời được nhận sắc lệnh của Ngọc hoàng thượng đế mà xuống cai quản ở trần gian. Họ là đại diện cho thần tiên.

1- Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Cai quản đất đai âm trạch và long mạch của gia đình. Ta hay gọi là “Thổ thần thổ địa”.

2- Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Cai quản toàn bộ mọi sinh hoạt và bếp núc của gia đình. Đây chính là vị thần tấu sớ lên Ngọc Đế. Ta hay gọi là “Thổ công táo quân”.

3- Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần. Cai quản toàn bộ việc mua bán hàng hoá đồ ăn thức uống cho gia đình. Ta hay gọi là “Thổ kỳ”.

Cúng ông Công ông Táo ngày nào thì chúng ta đã biết, vậy thì chuẩn bị bàn thờ cúng như thế nào?

Do vậy gia chủ có thể làm bàn thờ ba vị này chung một bát nhang. Và cũng không nên để bát nhang thổ thần thổ địa ở cùng với ban thờ gia tiên.

Tuy nhiên kể cả không có bàn thờ thì gia chủ có thể làm lễ cúng các vị trên một chiếc bàn riêng để ở ngoài sân, ngoài hành lang hay ở giữa phòng khách nhà mình ở. Trên bàn cúng các vị nên trải vải đỏ. Những ngày mùng 1, ngày rằm… ta nên cúng cho các vị thần bằng chính lòng thành tâm của gia chủ không đòi hỏi lễ lạt quá lớn, có sao thì cúng như vậy.

Ngày 23 tháng Chạp là ngày trọng đại để làm lễ tiễn Thần Táo Quân về Trời tấu sớ nên mọi nghi lễ cần làm bài bản và thịnh soạn.

Những nội dung được cung cấp trên đây đã giúp bạn biết được cúng ông Công ông Táo ngày nào và những thông tin liên quan.

Xem thêm: Cách chọn người xông nhà mùng 1 Tết

error: Content is protected !!