Cây đậu săng hay đậu chiều có lẽ ít người biết đến nó nhưng công dụng mà nó mang lại sẽ khiến chúng ta bất ngờ. Trong bài viết này, hãy cùng Bạn Khỏe Đẹp tìm hiểu về những tác dụng của cây đâu săng, tác dụng của hạt đậu săng, đậu săng trị bệnh gì, cách nấu nước đậu săng và cách trồng cây đậu săng nhé.
Tác dụng của cây đậu săng (đậu chiều)
Đậu săng là tên gọi phổ biến nhất và còn có thể gọi bằng những cái tên khác như: đậu chiều, mộc đậu, đậu cọc rào…mỗi một vùng miền sẽ có một tên gọi khác nhau. Đây là loại cây dễ trồng và dễ phát triên, chúng có thể mọc tự nhiên ở khu rừng thứ sinh, dọc các bờ sông…Ở Việt Nam chúng ta, cây đậu săng được trồng nhiều ở hàng rào các vùng quê, ven sườn núi. Tác dụng của cây đậu săng là rất nhiều như hái lá để nuôi tằm, hạt xay thành bột làm thức ăn cho cá, nấu nước đậu săng để uống…
Về chiều cao thì khoảng từ một đến ba mét, trên cành có các đường nổi dọc thân. Lá kép, mọc sole. Hoa đậu săng có màu vàng, thường điểm những sọc tía va hoa mọc thành chùm ở nách lá. Quả đậu, hơi dẹt, có 2 – 3 vết lõm chứa các hạt. Hạt hình cầu, có màu vàng nâu hay đỏ nhạt. Mùa trổ hoa thường vào tháng 1 – 3 hàng năm.
Cây đậu săng có tác dụng rất nhiều phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, ở một số nơi người ta trồng cây đậu săng để làm cây chủ và thả cánh kiến đỏ hay chỉ đơn giản là dùng để tạo bóng mát. Người ta sẽ thu hái hạt của đậu săng khi quả đa khô chín trên cây. Lá và rễ cây có thể dùng tươi hay đem phơi khô và dùng từ từ, riêng lá của cây đậu săng có rất nhiều công dụng trong việc làm thuốc trị bệnh.
Đậu săng trị bệnh gì?
Cây đậu săng trị bệnh gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, trước hết là trị cảm sốt, mụn nhọt và dùng cho trẻ em lên sởi ho nhiều: 15g rễ đậu săng, sài đất và kim ngân hoa (mỗi vị 10g), sắc nước uống.
Hỗ trợ điều trị các chứng đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng và các loại ban trái. Tham khảo bài thuốc như sau: Dùng lá đậu săng 100g, lá bạc hà 100g, củ bồ bồ 100g, hoa kinh giới 100g, trần bì lâu năm 100g, lức cây 100g, hương phụ sao 100g, hậu phác sao 100g, củ sả 100g. Các vị hoà chung, tán bột nhuyễn. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê, trẻ em nửa liều; ngày uống 2 – 3 lần.
Cây đậu săng có tác dụng giúp điều trị cảm, ho, đau cổ họng: Dùng bột rễ đậu săng, bột rễ xạ can, thêm phèn chua, hoà nước sôi để nguội ngậm không nuốt nước; hoặc dùng hạt đậu săng sao vàng sắc uống.
Đối với trẻ em bị sốt, khóc nhiều vào ban đêm do mọc răng, viêm nứu: Hái 6 – 8 lá đậu săng (mặt trên đã chuyển màu tím thẫm) rửa sạch, cho vào nửa thìa cà phê muối, giã nhuyễn, vắt lấy nước uống.
Đối với người lớn tuổi bị chảy máu cam hay đau nhức răng hàm: Hái khoảng chục lá đậu săng rửa sạch, cho vào 1 muỗng muối, giã nhuyễn, ngậm bã, nuốt nước. Sau vài phút sẽ có tác dụng rõ rệt.
Hạt đậu săng có tác dụng gì?
Giúp duy trình đường huyết: Khoa học đã chứng minh Kali là khoáng chất rất tốt cho cơ thể, có tác dụng giãn mạch, giảm co thắt và làm giảm huyết áp. Trong hạt đậu săng có lượng Kali dồi dào để hỗ trợ bệnh nhân cao huyết áp, đây cũng là nguyên liệu quan trọng với bữa ăn hàng ngày.
Thúc đẩy sự phát triển của tế bào: Trong hạt đậu săng cũng có nhiều Protein mà nó là thành phần quan trọng để hình thành các tế bào, cơ, xương…Nó cũng có vai trò tái tạo lại các tế bào trong cơ thể. Tóm lại hạt đậu săng có tác dụng bổ sung lượng Protein cần thiết cho sức khỏe mỗi người.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Một chất cần thiết để ngăn ngừa thiếu máu và khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh, chất folate được tìm thấy với lượng vừa phải trong hạt đậu săng sẽ là một nguyên liệu tốt để bạn có thể thêm vào bữa ăn hằng ngày cho gia đình đó!
Chống viêm sưng: Hạt đậu săng có tác dụng kháng viêm tốt nhờ vào các hợp chất hữu cơ. Bên cạnh đó, bột đậu săng còn mang lại khả năng điều trị bệnh trĩ.
Cung cấp năng lượng: Hai loại Vitamin B2 (Riboflavin) và Vitamin B3 (Niacin) là hai loại Vitamin B giúp tăng cường chuyển hóa carbohydrate, ngăn ngừa tích trữ chất béo và tăng mức năng lượng.
Hỗ trợ giảm cân: Với lượng calories thấp, cholesterol và chất béo bão hòa giúp đậu săng là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, sự hiện diện của chất xơ trong đậu giúp giữ no trong một thời gian dài, tăng tốc độ trao đổi chất và giảm khả năng tăng cân.
Hỗ trợ tim mạch: Bởi có lượng chất xơ và kali dồi dào, hạt đậu săng (đậu chiều) có khả năng chống xơ vữa động mạch, giúp cân bằng cholesterol, giảm huyết áp, hỗ trợ và duy trì cho trái tim luôn được khoẻ mạnh.
Tăng cường miễn dịch: Hạt đậu săng tươi chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với hạt đậu săng nấu chín. Hạt đậu săng tác dụng tăng dường miễn dịch nhờ vào lượng Vitamin C dồi dào.
Hỗ trợ tiêu hoá: Không chỉ dừng lại ở đó, chất xơ trong đậu săng còn làm giảm táo bón, chuột rút, đầy hơi và tiêu chảy. Ngoài ra, chúng cũng giúp tăng cường hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng.
Cách nấu nước đậu săng
Như chúng ta đả biết cây đậu săng có tác dụng rất nhiều đối với sức khỏe, vậy thì cách nấu nước đậu săng như thế nào để mang lại nhiều hiệu quả?
Chúng ta chuẩn bị hạt đậu săng bỏ vào nước vào nấu sôi khoảng trên 30 phút, sau đó lọc đi phần bã đậu và uống nước.
Đối với lá đậu săng có thể dùng để làm nước tắm khi bị ghẻ ngứa hay dùng cho những người bị viêm da…
Cách nấu nước đậu săng thì không có gì khó khăn, quan trọng là bạn phải mua được nguyên vật liệu tốt để nấu nước mát cho cả gia đình dùng. Giúp thanh nhiệt, giải độc, mang lại tâm trạng thư thái…
Uống nước đậu săng có tác dụng gì?
Nhiều người thắc mắc uống nước đậu săng có tác dụng gì? Công dụng chính mà nước đậu săng mang lại là giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, uống vào rất mát và có lợi cho sức khỏe. Tuy chỉ là một cây thuộc họ đậu không quá giá trị nhưng công dụng mà cây đậu săng mang lại thì rất nhiều.
Hình ảnh cây đậu săng
Đối với hình ảnh cây đậu săng thì có thể nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm vì chưa từng thấy ngoài đời bao giờ. Đây là cây họ đậu, có hoa và có những đặc điểm riêng của mình. Nhìn vào những đặc điểm này chúng ta sẽ phân biệt được cây đậu săng (đậu chiều) với những cây họ đậu khác.
Thân cây: cây đậu săng là cây bán thân gỗ, khỏe khi hóa gỗ có thể cao lên đến 4m, nhánh mọc khắp thân cây và rễ đâm (độ sâu có thể lên đến 2m) sâu và rộng.
Lá: lá kép mọc xen kẽ, mỗi lá kép sẽ có 3 lá chét nhỏ và dài, có lông tơ và mặt dưới của lá có màu nhạt hơn.
Hoa: có màu hơi vàng và mọc thành từng chùm ở kẽ lá.
Quả: quả dài, dẹp và có đầu nhọn, có khoảng từ 2 – 9 hạt nhỏ hình bầu dục, có màu vàng nâu hoặc đỏ nhạt với đường kính hạt là 8mm.
Cách trồng cây đậu săng (đậu chiều)
Cây đậu săng có thể sống nhiều năm vì vậy lá và rễ của đậu săng có thể thu hoạch hoặc cắt tỉa quanh năm. Cách trồng cây đậu săng cũng khá đơn giản:
Bản chất đậu săng không hề kén đất và rất dễ trồng, cây được trồng bằng hạt đậu săng. Thông thường thì người ta gieo hạt trồng vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, nhưng thật ra nó rất dễ dàng sinh trưởng nên có thể trồng quanh năm lúc nào cũng được.
Chúng ta chỉ cần cuốc đất, gieo hạt đậu săng rồi lấp lại và tưới nước, nếu khu đất cằn cõi thiếu dinh dưỡng thì làm bầu đất để hạt nhanh nảy mầm và phát triển. Không cần phải bón lót phân cho cây đậu săng, chúng sinh trưởng tốt và ra hoa kết trái hàng năm.
Có thể bạn cần: Cây đậu săng có chữa thủy đậu không?