Từ xưa đến nay bánh mì luôn nằm trong top thực phẩm phổ biến trong bữa ăn sáng của rất nhiều người. Từ học sinh, sinh viên cho đến dân văn phòng, người lao động…Ăn bánh mì nhiều nhưng lại không ít người biết cách xử lý bành mì nếu như ăn không kịp hay dùng không hết. Những cách bảo quản bánh mì qua đêm sẽ giúp chúng không bị cứng, ẩm mốc hay hư hỏng không còn giá trị sử dụng. Cùng xem qua những cách bảo quản sau đây nhé.
Cách bảo quản bánh mì qua đêm sai dễ bị nhiễm vi sinh vật
Những nguyên liệu chính để làm bánh mì là bột mì, nước, nấm men, bột nổi…Ngoài ra tùy nơi sản xuất mà có thể có thêm thành phần khác như sữa và trứng…Thời hạn sử dụng bánh mì có lâu hay không thì phụ thuộc rất lớn vào các thành phần dinh dưỡng có trong bánh mì và phương pháp bảo quản.
Lưu trữ và dùng đúng cách bảo quản bánh mì qua đêm cũng giữ vai trò quan trọng như việc mua đúng thực phẩm tốt. Ngược lại bảo quản sai cách sẽ làm rút ngắn thời hạn sử dụng của bánh mì, làm giảm nguồn dinh dưỡng. Thậm chí lá rủi ro các loại vi sinh vật có hại xâm nhập.
Chưa kể Việt Nam chúng ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là điều kiện rất thuận lợi để các loại vi sinh vật phát triển, nhất là các loại nấm men, nấm mốc, vi khuẩn…Cho nên bánh mì để qua đêm mà không bảo quản đúng cách sẽ hay gặp hiện tượng bị mốc, hỏng, nhiễm vi khuẩn…Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe và các vấn đề khác liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Vậy thì đâu là cách bảo quản bánh mì an toàn, không bị vi khuẩn xâm hại? Hãy cùng xem tiếp nhé.
Cách bảo quản bánh mì qua đêm không bị khô
Dùng giấy báo gói lại
Thông thường thì một ổ mì thơm ngon nhất nên được dùng trong khoảng 1 – 2 ngày. Nếu có dự định sẽ sớm ăn nó thì cất vào túi giấy, còn dùng túi nilon thì hơi ẩm sẽ bị giữ lại làm vi khuẩn phát triển và bánh nhanh bị hỏng.
Dùng giấy báo hay giấy bìa cứng để bảo quản bánh mì sẽ giữ được hương thơm và độ giòn của bánh mì. Đặt ở nơi khô thoáng, không đặt trên tủ lạnh hay gần các thiết bị điển tử tỏa nhiệt sẽ làm bánh mì nhanh bị khô.
Cách làm này được rất nhiều người sử dụng vì nó cũng bảo quản tốt với những miếng bánh mì đã được cắt lát. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp để bảo quản trong ngày, nếu muốn để lâu hơn thì tham khảo cách bảo quản bánh mì qua đêm bên dưới.
Cách bảo quản bánh mì qua đêm trong ngăn đá
Nếu để bánh mì trong ngăn mát của tủ lạnh thì sẽ nhanh hỏng hơn nếu ở nhiệt độ phòng bình thường. Do đó phải dùng phương pháp đông lạnh bánh mì trong tủ đông để bảo quản tốt nhất. Đặt nguyên ổ bánh mì hat cắt lát vào túi zip, từ từ loại bỏ không khí rồi buộc chặt, cho vào ngăn đá của tủ lạnh. Để thuận tiện hơn khi cần lấy ra thì đặt giấy sáp giữa những lát bánh mì. Cách bảo quản bánh mì qua đêm này giúp ngăn chặn bánh mì bị mốc hay ôi thiu hiệu quả nhất.
Tùy theo nguyên liệu, thành phần của bánh mì mà thời hạn đông lạnh có thể lên đến một hoặc hai tháng. Đôi khi bánh mì nhà làm cũng khác với bánh mì mua ở cửa hàng.
Chúng ta nên mua lượng bánh mì vừa đủ để ăn trong một đến hai ngày là hợp lý nhất. Vì để lâu thì chắc chắn hương vị và chất lượng sẽ không bằng như lúc mới mua.
Bảo quản bành mì bằng rau cần, khoai tây hay táo tươi
Một cách bảo quản bánh mì qua đêm khác là sử dụng rau cần, khoai tây hoặc táo tươi. Với rau cần thì cần phải rửa sạch và để ráo nước không còn hơi ẩm, khoai tây hay táo tươi thì cũng làm tương tự. Cho bánh mì vào túi kín rồi cho các một trong những loại vật liệu trên vào rồi buộc chung lại. Với rau cần thì vài cọng, khoai tây hay táo tươi thì vài lát.
Đây là những nguyên liệu tự nhiên mang lại công dụng hút ẩm rất tốt. Cách làm này giúp bảo quản bánh mì được một hai ngày mà bánh vẫn giòn thơm.
Bảo quản bánh mì cùng đường
Cách bảo quản bánh mì qua đêm bằng đường cũng làm tương tự như rau cần, khoai tây…Cũng cho vào túi zip kèm theo một vài viên đường nâu. Chức năng của đường nâu là hút ẩm trong túi và giúp bánh mì giữ nguyên sự thơm ngon. So với rau cần, khoai tây thì đường nâu có thời gian bảo quản dài hơn rất nhiều.
Lưu ý quan trọng khi bảo quản bánh mì qua đêm
Bánh mì Việt Nam, bánh mì Sài Gòn, bánh mì Hà Nội… có rất nhiều loại như bánh mì không nhân (bánh mì trắng, bánh mì đen…), bánh mì có nhân (bánh mì doner kebab, bánh mì chả cá, bánh mì pate, bánh mì trứng), bánh mì ngọt, bánh mì đường…Mỗi loại thường sẽ có hạn sử dụng, thời gian bảo quản khác nhau, cho nên cũng có một vài lưu ý cho vấn đề này.
Thời hạn và nhiệt độ bảo quản bánh mì
Những loại bánh mì có độ ẩm không cao thì thời hạn bảo quản thông thường là từ 1-3 ngày ở nhiệt độ bình thường bên ngoài. Đối với loại bánh mì có độ ẩm cao thì giữ được lâu hơn từ 3-5 ngày ở nhiệt độ phòng.
Đặc biệt, những loại bánh mì có nhân bên trong ( thịt nướng, pate, chả cá, jambon…) thì phải bảo quản bánh trong nền nhiều độ thấp, điều kiện lạnh (<2-4 độ C) và thời gian tối đa để bảo quản là một tuần. Ngăn đá tủ lạnh là một trong những cách bảo quản bánh mì qua đêm hiệu quả nhất nên làm.
Không bảo quản bánh mì qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh
Thực tế cho thấy có rất nhiều người thường đem bánh mì bỏ vào ngăn mát tủ lạnh vì họ nghĩ rằng sẽ giúp bảo quản được lâu. Nhưng đây là một sai lầm lớn trong vấn đề bảo quản bánh mì. Bởi vì khi để trong ngăn mát tủ lạnh sẽ làm bánh mì nhanh hỏng hơn do có nhiều độ ẩm. Chưa kể khi cần nướng lại để dùng thì bánh mì sẽ nhanh bị cứng và không lấy lại được sự giòn thơm của nó.
Nướng lại bánh mì bằng lò nướng sau khi bảo quản
Nếu như áp dụng những cách bảo quản bánh mì qua đêm ở trên thì sẽ giúp bánh được bảo quản tốt nhất có thể. Loại bỏ được sự xâm nhập của vi khuẩn và giữ được hương vị thơm ngon, các giá trị dinh dưỡng vốn có. Tuy nhiên khi ăn lại sau bảo quản thì cần phải chế biến lại với cách đơn giản là nướng lại.
Cách nướng cũng khá đơn giản chỉ cần thấm một ít nước cho bánh mì cũ đã bảo quản, dùng bình xịt để thấm nước bánh mì là cách làm hiệu quả nhất. Làm như vậy sẽ giúp bánh mì sau khi nướng sẽ không bị cháy cũng như không bị khô cứng.
Trên đây là nội dung về cách bảo quản bánh mì qua đêm và cách chế biến lại sau bảo quản ngon nhất. Những cách làm này giúp bạn bảo quản lâu hơn và đảm bảo được chất lượng của bánh.
Xem thêm: Cách bảo quản bánh mì được lâu