Nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng khi bé lớp 1 đọc chậm so với các bé cùng lứa tuổi khác. Thay vì cảm thấy phiền lòng thì các bậc làm cha làm mẹ nên tìm cách dạy trẻ đọc trơn tru hơn, và cũng cần phải thừa nhận rằng trẻ đọc chậm thì không đồng nghĩa với việc trẻ kém thông minh.
Chứng khó đọc (Dyslexia) gây ra bởi một vấn đề xử lý âm vị học, người mắc chứng khó đọc gặp vấn đề khi về xử lý chữ viết và âm thanh. Nhiều nghiên cứu của Hội Dyslexia thế giới đã nhận định: chứng khó đọc có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, không phân biệt quốc gia, dân tộc, giàu nghèo, và phổ biến ở trẻ em.
Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kĩ năng ngôn ngữ của trẻ như là các lỗi chính tả, lỗi viết chữ và đọc. Chứng khó đọc không hề liên quan đến sự suy giảm trí thông minh của trẻ mà có thể sẽ tác động đến khả năng nhớ, các kĩ năng giao tiếp và kĩ năng khác. Vì vậy khi bé lớp 1 đọc chậm thì hãy tìm cách dạy trẻ đọc trơn hơn chứ không nên quá phiền lòng.
Nguyên nhân bé lớp 1 đọc chậm là gì?
Yêu cầu trước khi để bé có thể đọc nhanh hơn là bé phải thuộc được mặt chữ, cách đánh vần cho từng từ và nối các từ…Nhiều bé chưa đáp ứng được yêu cầu này và sau đây là những nguyên nhân phổ biến khiến bé lớp 1 đọc chậm.
Ảnh hưởng tâm lý làm bé lớp 1 đọc chậm
Khi mới vào môi trường tiểu học và cụ thể hơn là lớp 1, bé gặp trở ngại bởi bì những thay đổi như cách sinh hoạt, giờ chơi và bé không còn nhận được quá nhiều sự bao bọc của ba mẹ và cô giáo như ở mầm non. Có lẽ đây là nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy lo lắng, trầm cảm. Theo thời gian nó làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của trẻ, khiến bé không tập trung được. Khi việc tiếp thu bài không tốt, không thuộc được mặt chữ thì bé lớp 1 đọc chậm là điều hiển nhiên và phải có cách dạy trẻ đọc trơn tru hơn để cải thiện tình hình.
Phương pháp dạy chưa phù hợp với bé
Khi sinh ra mỗi bé sẽ có nhưng ưu điểm và nhược điểm khác nhau, cách tiếp thu kiến thức cũng khác nhau. Ở trường, mỗi cô giáo phải chăm lo cho nhiều học sinh và không thể nào theo sát chỉ bảo từng chút một. Khi về nhà nếu như các bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm, không dành thời gian hướng dẫn thêm cho con, không kiểm tra bài hay ôn bài cho con thì không ổn lắm. Phương pháp dạy cũng là một phần nguyên nhân làm cho bé lớp 1 đọc chậm. Do chưa thuộc chữ nên khi đánh vần, tập đọc bé rất ngập ngừng.
Do thị giác hay thính giác yếu
Thị giác và thính giác cũng được xem là lý do khiến trẻ không thể tập trung để nghe hiểu bài, hay bé thường xuyên nghe nhầm làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức. Làm kết quả học tập ngày càng sa sút, khả năng nhận diện chữ, tốc độ đọc không sự cải thiện, ba mẹ cần áp dụng nhiều cách dạy trẻ đọc trơn hơn.
Trẻ gặp phải chứng khó đọc
Chứng khó đọc là một tật bẩm sinh, cũng là nguyên nhân làm cho bé lớp 1 đọc chậm. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy có khoảng 15% dân số mắc chứng khó đọc. Đây được xem là căn bệnh khiến người mắc thường gặp khó khăn trong việc đọc riêng lẻ từng từ hay kết hợp nhiều từ để đọc thành câu hoàn chỉnh. Tuy là một căn bệnh bẩm sinh nhưng nếu như được phát hiện sớm thì trẻ cần được điều trị và sớm vượt qua được chứng khó đọc, từ đó việc áp dụng những cách dạy trẻ đọc trơn tru sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn.
Có thể phụ huynh cần: Cách dạy con học lớp 1 hiệu quả
Giải pháp cải thiện tình trạng bé lớp 1 đọc chậm
Đồng cảm với tâm lý của bé
Vào lớp 1 cũng giống như việc bé đang xây dựng nền móng vững chắc cho hành trình tiếp thu kiến thức của mình. Mà để có được cái móng thật chắc thì ba mẹ không nên vội vã trong việc dạy con học. Hãy dành nhiều thời gian cho trẻ, hãy lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn mà trẻ đang gặp phải. Mọi trẻ em đều rất dễ bị tổn thương và sợ hãi, cho nên khi bé lớp 1 đọc chậm thì học giúp bé học bằng nhiều hình thức khác nhau. Hãy luôn động viên và khích lệ tinh thần, tuyệt đối không gây áp lực cho trẻ.
Học đi đôi với hành
Trẻ em thì luôn có niềm đam mê mãnh liệt với các trò chơi và không muốn học tí nào. Vì vậy ba mẹ nên giúp bé cân bằng giữa học và thực hành, hãy lồng ghép các trò chơi vào việc học để giúp bé ghi nhớ mặt chữ, đọc chữ và phản xạ câu từ cũng tốt hơn. Cách dạy trẻ đọc trơn bằng trò chơi tập đọc là một những trong giải pháp rất hiệu quả mà phụ huynh có thể tham khảo: Kết hợp chữ và hình ảnh song song rồi đọc cho trẻ nghe, sau đó yêu cầu trẻ đọc lại…Cứ như vậy và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Cùng bé đọc sách
Khi bé lớp 1 đọc chậm thì đọc sách thường xuyên là cách rất tốt để cải thiện tình hình cho khả năng đọc của bé. Phụ huynh nên thường xuyên cùng bé đọc sách mỗi ngày, vừa đọc vừa chỉ cho bé từng chữ để bé cùng đọc theo. Khi bé đọc sai thì không nên la rầy mà hãy nhẹ nhàng hướng dẫn, sau một hai lần thì bé sẽ nhớ được. Để nâng cao niềm đam mê đọc sách cho bé thì chúng ta nên chọn những quyển sách hay truyện cổ tích mà bé thích.
Thăm khám bác sĩ
Mặc dù đã áp dụng nhiều cách dạy trẻ đọc trơn nhưng tình trạng bé lớp 1 đọc chậm vẫn kéo dài thì có khả năng trẻ mắc chứng khó đọc. Lúc này cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân bé lớp 1 đọc chậm thì rất nhiều và trên đây là một số giải pháp khắc phục mà Bạn Khỏe Đẹp gởi đến các bậc phụ huynh cùng tham khảo, hi vọng rằng bé sẽ cải thiện được tình hình tốt hơn.
Cách giúp bé lớp 1 đọc chậm tự tin hơn
Có nhiều cách dạy trẻ đọc trơn hay khắc phục chứng khó đọc của trẻ như nhờ sự hỗ trợ từ nhà trường và cụ thể hơn là cô giáo chủ nhiệm của bé để tìm ra cách giảng dạy phù hợp nhất. Kết hợp sự hỗ trợ của các chuyên gia (tham gia trị liệu và các bài tập đặc biệt),…Nhưng quan trọng hơn cả là sự hỗ trợ chính của bậc làm cha làm mẹ.
Sau đây là một số cách để ba mẹ giúp bé lấy lại sự tự tin cao nhất trong việc học. Cho bé cảm nhận được mình đủ khả năng viết chữ, đọc chữ giỏi hơn và hào hứng với việc học thay vì một cảm giác sợ hãi.
Khi bé lớp 1 đọc chậm, hãy nói chuyện với con về chứng khó đọc mà con đang gặp phải một cách cởi mở và tích cực. Luôn cho con thấy rằng đó là chuyện bình thường và không nên cảm thấy xấu hổ vì việc đó, việc con khó đọc chữ không đồng nghĩa với việc con kém thông mình hơn bạn khác…Mà con sẽ có những điểm mạnh riêng, người khác không bao giờ có được.
Cùng con tìm ra loại sách mà con có hứng thú cao nhất để gia tăng niềm vui trong việc đọc sách, đây cũng là cách dạy trẻ đọc trơn tru mà nhiều phụ huynh đã áp dụng.
Chọn những quyển sách hay truyện có ít nội dung kèm theo hình ảnh bắt mắt, tránh những truyện quá nhiều chữ mà không có sự nổi bật. Điều này sẽ làm cho con thêm chán nản và mất tập trung. Thay vào đó, chúng ta nên chọn những mẫu truyện ngắn với nhiều hình ảnh sinh động để bé cuốn hút theo câu chuyện.
Sau khi con đọc xong hãy cùng con thảo luận về nội dung của cuốn sách. Thử hỏi xem điều gì con thích và điều gì con không thích trong cuốn sách này.
Tăng hiệu quả học tập cho bé lớp 1 đọc chậm
Tình trạng bé lớp 1 đọc chậm sẽ làm cho hầu hết phụ huynh cảm thấy lo lắng, và mong muốn tìm cách dạy trẻ đọc trơn tru luôn là nhu cầu cấp thiết. Để tăng hiệu quả trong việc học cho bé thì phụ huynh có thể tham khảo một vài cách sau đây.
🌻Tạo cho con một thói quen học tập nhất định bằng một lịch học cố định cụ thể trong ngày, về mặt thời gian thì không nên quá dài mà hãy xen kẽ thời gian thư giãn cho bé. Ban đầu có thể dụ bé ngồi vào bàn học để làm những điều mà bé thích sau đó chuyển sang việc học.
🌻Khen ngợi, động viên, khích lệ tinh thần của bé thường xuyên hơn. Khi con học thì phụ huynh có thể ngồi bên cạnh để động viên và hướng dẫn nhiều hơn. Tần suất khen ngợi bé phải được tăng theo kết quả học tập của bé.
🌻Không nên làm phiền ảnh hưởng đến việc học của con. Thời gian học tập của con đã được sắp xếp thì phụ huynh nên cố gắng sắp xếp công việc nhà để cùng con hoàn thành nó thật tốt. Cần tránh những hoạt động ảnh hưởng đến giờ học của con.
🌻Khi bé lớp 1 đọc chậm thì nên trao đổi với giáo viên nhiều hơn, cần hạn chế những biện pháp làm ảnh hưởng đến tâm lý của bé làm bé cảm thấy lo sợ. Còn khi bé học ở nhà thì phụ huynh cần xen kẽ giữa giờ học và giờ chơi để giúp bé tiếp thu bài tốt nhất. Và cũng không nên so sánh với những bé khác đồng trang lứa bởi vì khả năng tiếp thu của mỗi người là khác nhau hoàn toàn. Mỗi bé sẽ có một thế mạnh riêng, không phải ai cũng như ai.
🌳Cảm ơn quý phụ huynh đã theo dõi bài viết, kính chúc quý phụ huynh nhiều sức khỏe và thành công