Vào những năm đầu đời của bé thì hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện nên tình trạng bé bị viêm đường hô hấp trên rất dễ xảy ra. Toàn bộ hệ hô hấp sẽ bao gồm các bộ phận sau đây: miệng, mũi, vòm mũi họng, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phế nang. Về bệnh đường hô hấp là bệnh xảy ra và liên quan đến đường hô hấp. Để phân loại chữa trị thì y học chia ra thành bệnh đường hô hấp trên và bệnh đường hô hấp dưới.
Cụ thể hơn viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở những bộ phận thuộc đường hô hấp trên. Căn bệnh này có đặc điểm là dễ tái phát nên nhiều bậc phụ huynh lo lắng rất nhiều. Vậy bé bị viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thêm nhé.
Bé bị viêm đường hô hấp trên là bệnh gì?
Có thể bạn chưa biết hệ hô hấp được xác định bắt đầu từ cửa mũi trước đến các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên sẽ bao gồm các bộ phận mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Về chức năng thì chúng đảm nhận nhiệm vụ lấy không khí ở bên ngoài vào trong cơ thể. Giúp làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa chúng vào phổi. Song song với đó đường hô hấp dưới sẽ nhận nhiệm vụ lọc và trao đổi khí cho cơ thể.
Theo thống kê thì tỉ lệ bé bị viêm đường hô hấp trên là tương đối cao, vì đây là đối tượng dễ mắc bệnh. Ngoài ra người lớn tuổi, người bị bạch cầu, bị suy giảm miễn dịch…cũng là những người dễ mắc bệnh. Hiện nay vẫn có nhiều cha mẹ thờ ơ và có phần chủ quan với những biến chứng do viêm đường hô hấp trên gây ra, có thể họ hiểu lầm đây là bệnh đơn giản và không đáng ngại. Nhưng thật ra người bệnh có thể sẽ gặp các vấn đề như viêm phế quản, viêm phổi và nguy hiểm hơn là suy hô hấp gây tử vong nếu như không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên là gì?
Nguyên nhân bé bị viêm đường hô hấp trên là do một số virus và vi khuẩn lành tính gây nên. Với trẻ dưới 5 tuổi thì đa số các trường hợp mắc đều do nhiễm virus (virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus cúm, sởi, và một số loại nấm…).
Một số vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên: Hemophilus influenzae tuýp B (viết tắt là Hib), phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella…
Viêm đường hô hấp cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như như: dị ứng với thời tiết, dị ứng với các tác nhân khác trong không khí, trong bụi, dị ứng với các hóa chất,…
Triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Những triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết của bệnh viêm đường hô hấp trên là: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, khàn tiếng, ho nhiều, cơ thể mỏi mệt…
Khi bé bị nhiễm bệnh thì thường sẽ có sốt cao kèm theo hơi thở có mùi hôi, bé bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Đặc điểm của các cơn ho là ho khan kéo dài, ho có đờm hay ho từng cơn.
Thông thường nếu ở thể nhẹ thì bé bị viêm đường hô hấp trên có thể tự khỏi sau khoảng gần 1 tuần mắc bệnh. Nếu tình trạng bệnh thông thường không nguy hiểm nhưng cứ tái đi tái lại nhiều lần thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Đồng thời không tốt cho sự phát triển của trẻ sau này. Do đó cần phải chữa trị đúng cách để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé.
Bé bị viêm đường hô hấp trên
Khi bé bị viêm đường hô hấp trên thì xuất hiện các biểu hiện như ho, hắt hơi, sổ mũi…Nếu như không có sốt hay sốt nhẹ thì cần theo dõi sát sao tình trạng của bé, lúc nay chưa nên dùng kháng sinh và thuốc hạ nhiệt. Cần dùng nhiệt kế để kiểm tra xem trẻ có bị sốt hay không. Có 3 cách thường dùng là cho nhiệt kế vào miệng, vào hậu môn hay cặp vào nách. Kinh nghiệm khi cặp vào nách thì cộng thêm 0.5 độ so với độ đo được. Chúng ta có thói quen dùng tay để sờ lên trán của bé xem có sốt hay không, thật ra nó không hoàn toàn chính xác. Khi phát hiện bé ho nhiều, mệt mỏi và sốt cao trên 38 độ, hay cảm thấy khó thở (triệu chứng nặng bé bị viêm đường hô hấp trên) thì phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khắm. Điều trị kịp thời nhằm đề phòng trẻ bị viêm phổi cấp tính.
Nếu bé sốt cao nhưng chưa kịp đưa trẻ đi khám thì không nên cho bé mặc nhiều quần áo, nên cho bé mặc đồ rộng, thoáng khí. Đồng thời lau mát cho bé bằng cách dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm để lau ở trán, nách, bẹn (khoảng 2-3 tiếng lau một lần). Cách khác là đắp khăn ướt lên trán, nách, bẹn. Chú ý là không nên dùng nước lạnh, nước đá để hạ nhiệt cho bé. Bởi vì nước lạnh sẽ gây ra sự cản trở của quá trình thoát nhiệt ở trẻ, vô tình làm trẻ sốt cao hơn.
Khi bé bị viêm đường hô hấp trển thì nên cho bé ăn thức ăn lỏng như cháo, súp…uống đủ nước tổi thiểu mỗi ngày. Với trường hợp bé còn bú mẹ thì vẫn cho trẻ bú bình thường, tăng số lần hay tăng thời gian bú lên cho trẻ. Nếu bé sốt cao nhưng chưa đến cơ sở ý tế được thì có thể cho bé uống dung dịch Orezon, pha một gói vào 200ml nước. Khi không có Orezon thì dùng nước cháo muối, đun sôi cho đến khi gạo nở (thường thì khoảng 15 đến 20 phút). Chắt ra một lít nước cháo cho bé uống dần. Lưu ý nước cháo pha loãng thì chỉ dùng trong ngày và tốt nhất là dùng trong vòng 6 tiếng. Bé dưới 2 tuổi thì cho uống từng thìa, còn bé lơn hơn thì uống từng ngụm.
Bé bị viêm đường hô hấp trên và cách điều trị
Bác sĩ Trương Hữu Khanh lưu ý rằng khi bé bị viêm đường hô hấp trên thì bố mẹ nên đưa ngay đến gặp bác sĩ để thăm khám và đánh giá tình hình bệnh. Hầu hết những trường hợp mắc bệnh mà ở thể nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định theo dõi và chăm sóc tại nhà như sau:
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Bố mẹ cần cho bé ăn, bú bình thường và nên cho ăn nhiều lần trong ngày. Đảm bảo được dinh dưỡng cần thiết cho bé. Nếu bị nghẹt mũi thì có thể làm sạch bằng cách dùng nước muối NaCL 0.9%.
Bổ sung nước đầy đủ: Trong bất kì hoàn cảnh nào thì vai trò của nước luôn rất quan trọng. Phụ huynh cần phải bổ sung đủ nước cho bé, đảm bào nguồn nước đầy đủ để giúp bé mau khỏe hơn.
Giữ ấm cơ thể: Khi thời tiết lạnh thì phải giữ ấm cho bé, vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ không bị ẩm thấp.
Nếu bé sốt thì cho bé ở phòng mát, thường xuyên lau cho bé ở trán, nách, bẹn bằng khăn nhúng nước ấm. Trường hợp sốt cao trên 38 độ kéo dài thì phải đưa đến cơ sở y tế ngay.
Nếu có ho thì bố mẹ nên cho bé uống thuốc giảm ho thảo dược hay thuốc ho do bác sĩ chỉ định
Với những trường hợp trẻ có những triệu chứng dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời:
Bé không ăn uống được hoặc không bú sữa.
Trẻ khó thở, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực… đây là biểu hiện của bệnh viêm phổi, cũng là biến chứng nguy hiểm khi bé bị viêm đường hô hấp trên.
Trẻ sốt cao kéo dài từ 2 ngày.
Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên cho bé
Phòng ngừa bé bị viêm đường hô hấp trên là yếu tố quan trọng cần được đặt lên hàng đầu. Đây là căn bệnh lây lan nên hạn chế cho bé tiếp xúc với người đang bệnh, đồng thời tránh những yếu tố gây hại cho đường hô hấp như: khói, bụi, khí độc…
Với trẻ đang bú sữa thì phải vệ sinh và bảo quan sữa mẹ để tránh nhiễm khuẩn.
Không nên ở trong phòng có điều hòa quá lạnh, tránh cho bé sinh hoạt ngoài trời ở những khoảng thời gian giao mùa.
Giữ ấm cơ thể khi ra đường, giữ ấm cổ khi ngủ vào những ngày thời tiết lạnh là biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.
Đảm bao cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, duy trì môi trường sống thoáng mát, tránh ẩm thấp.
Có thể bạn cần: Cốm Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ trị viêm đường hô hấp?