Bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên là căn bệnh rất thường gặp, với chúng ta thì hầu như ai cũng mắc tối thiểu một lần một năm. Thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết là thời gian bệnh hay bùng phát và rất dễ lây từ người này sang người khác. Cơ chế của căn bệnh này là vi khuẩn, virus tấn công đường hô hấp trên và có thể gây ra viêm phổi nặng. Nhất là thường xảy ra với trẻ nhò và người già, những người có hệ miễn dịch yếu. Cho nên các phụ huynh không được xem thường vấn đề này nhé.
Nhiễm trùng hô hấp trên ở trẻ em là gì?
Trẻ em với hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn với sức đề kháng yếu khi gặp môi trường không thuận lợi, thời tiết thay đổi hay thời gian giao mùa rất dễ cho bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp rất đa dạng và đôi khi khó phân biệt nên bố mẹ phải chú ý. Đây là tình trạng nhiễm trùng cấp tính của hệ thống hô hấp, căn bệnh rất phổ biến do virus, vi khuẩn xâm nhập.
Theo thống kê thì phần lớn trẻ bị bệnh hô hấp cấp tính do virus chiếm tỉ lệ khoảng gần 70%, bởi vì các virus có ái lực với đường hô hấp và khả năng lây lan cao. Tỉ lệ người khỏe mang virus cũng rất cao và khả năng miễn dịch với virus yếu và ngắn.
Bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên co vi khuẩn gây nhiễm khuẩn nặng ở trẻ em. Nhiều nhất là ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới và các nước đang phát triển với điều kiện kinh tế còn hạn chế, môi trường sống bị ô nhiễm, khói bụi nhiều.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường xảy ra do các loại virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua mắt, mũi, miệng. Trong đó virus là nguyên nhân gậy bệnh chính, với hai loại virus phổ biến là rhinovirus và coronavirus. Các loại virus khác bao gồm virus á cúm, virus hô hấp hợp bào và adenovirus có thể gây ra cảm lạnh nhưng cũng có thể gây viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nguyên nhân bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên còn bắt nguồn từ sự tiếp xúc của trẻ với người nhiễm bệnh hay các vật dụng cá nhân của họ. Các loại virus tồn tài lên đến vài giờ trên các đồ vật như đồ chơi, khăn…Nếu như trẻ chạm tay vào mắt, mũi, miệng sau khi tiếp xúc với vật dụng có virus thì nguy cơ rất cao virus sẽ xâm nhập. Ngoài ra còn có sự lây lan qua không khí khi người bệnh hắt hơi, ho.
Dấu hiệu bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên
Các triệu chứng phổ biến khi bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên là sốt (thường gặp nhất). Bé thường sốt cao và thành cơn với thân nhiệt có thể lên đến 39-40 độ kèm các triệu chứng như: như viêm kết mạc mắt, sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt,…Thường thì tình hình sẽ được cải thiện sau 7 đến 10 ngày, sau đó trẻ sẽ hồi phục nhanh. Ngoài ra còn có các biểu hiện phổ biến như sau:
– Sổ mũi và chảy nước mũi, với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.
– Ho cũng là triệu chứng xuất hiện hầu hết trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, thường ho thành cơn hoặc ho khan, ho có đờm.
– Trẻ biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa.
– Trẻ có thể quấy khóc về đêm nếu bị viêm tai giữa, viêm xoang.
Khó thở là một triệu chứng không đặc thù khi bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nhưng với trường hợp trẻ bị viêm thanh quản thì trẻ có thể sẽ gặp biểu hiện khó thở. Thường thì đây là dấu hiệu rất ít gặp nhưng nếu gặp phải thì khả năng cao đây là dấu hiệu của bệnh ở thể nặng. Có thể bé gặp tình trạng thở rít hay thở khò khè, nếu không chữa trị kịp thời thì có thể bệnh sẽ chuyên sang viêm đường hô hấp trên mạn tính.
Bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên có nguy hiểm không?
Nếu như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em không được xử trí đúng và kịp thời thì có nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một trong những biến chứng nghiêm trọng là dẫn đến tử vong do đồng thời nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới.
Vì vậy chỉ với một căn bệnh hết sức thông thường như cảm lạnh khi thời tiết lạnh hay vào mùa đông thì cũng có thể dẫn đến viêm phổi ở trẻ em. Trường hợp bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên ở thể nặng do vi khuẩn gay ra thì dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cầu thận…
Cách điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên?
Nếu bệnh nhẹ, bạn sẽ tiến hành phương pháp điều trị tại nhà để giảm sự khó chịu. Trong trường hợp nặng, bạn cần đi đến bệnh viện.
Với những trường hợp ở thể nhẹ thì có thể dùng các loại thuốc không kê toa để làm giảm các triệu chứng, ví dụ như Acetaminophen mang lại hiệu quả giảm sốt. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh nếu biến chứng của bạn liên quan đến vi khuẩn, như viêm phổi do vi khuẩn. Bênh cạnh đó bổ sung vitamin C từ cam, chanh cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời giữ cho mình sự thoải mái cần thiết, nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Cần theo dõi những dấu hiệu khi cơ thể bị mất nước như khô miệng, nước tiểu ít, mắt trũng và mệt mỏi hay buồn ngủ.
Mặt khác khi bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên ở thể nặng thì bác sĩ có thể truyền dịch và làm ẩm oxy cho bé. Có thể kết hợp máy thở để giảm biểu hiện khó thở ở trẻ nhỏ. Với người lớn sẽ được hít hơi nước an toàn và súc miệng bằng nước muối để giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Thuốc giảm đau như acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid cũng giúp giảm sốt, đau nhức.
Phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
Giữ không khí ẩm: khi giữ ẩm không khí sẽ giúp giữ ẩm cho mũi và niêm mạc xoang.
Nghỉ ngơi nhiều, uống đủ nước để không bị mất nước, đồng thời làm ẩm mũi, niêm mạc xoang.
Có thể áp dùng phương pháp nhỏ mũi bằng nước muối, một cách an toàn và mang lại hiệu quả với chứng nghẹt mũi, ngay cả với trẻ em.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen hoặc ibuprofen để làm giảm cơn sốt nhẹ hoặc đau nhức ở mặt. Cần kê khai với bác sĩ nếu như đang dùng đồng thời những loại thuốc khác
Không tiếp xúc với khói thuốc lá vì nó có thể làm nặng thêm các triệu chứng.
Ngày nay với sự tiến bộ cao trong y học và thời kì vacxin lên ngôi. Căn bệnh bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên sẽ bị đẩy lùi nếu như có tiêm ngừa vacxin. Tiêm ngừa cũng là giải pháp có lợi với người có nguy cơ cao với các biến chứng của bệnh.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn những thông tin về thuốc và được chỉ định tiêm ngừa. Lưu ý là phải hạn chế những nơi đông người trong giai đoạn có dịch hay bạn đang mắc bệnh để tránh lây nhiễm cho người khác. Gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Xem thêm: Viêm đường hô hấp trên và cách điều trị