Bảng Cửu Chương 6 Và Cách Học HIỆU QUẢ PHỤ HUYNH CẦN PHẢI BIẾT

Trong bài viết này, Bạn Khỏe Đẹp sẽ tiếp tục chia sẻ đến các em học sinh những kiến thức hay và bổ ích về bảng cửu chương 6. Cụ thể hơn là bảng nhân 6 có gì hay và những dạng bài tập thú vị sẽ được cung cấp. Mục tiêu là giúp bé nắm rõ cách thành lập và ghi nhớ cũng như giải bài tập bảng nhân 6, có lẽ khoảng từ lớp 3 thì bé sẽ làm quen với bài học này. Kính mời quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo nội dung sau đây nhé.

Hướng dẫn lập bảng cửu chương 6 với phép nhân

Bất kì một vấn đề nào cũng vậy, một khi chúng ta năm bắt được bản chất vấn đề thì việc tiếp thu nó sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bảng nhân của bảng cửu chương 6 được thành lập dựa trên nhiều phép cộng với số 6. Tức là nhân lên bao nhiêu thì cộng bấy nhiêu lần số 6 vào. Cụ thể như sau:

Cộng 2 lần số 6: 6 + 6 = 6 x 2 = 12

Cộng 3 lần số 6: 6 + 6 + 6 = 6 x 3 = 18

Cộng 4 lần số 6: 6 + 6 + 6 + 6 = 6 x 4 = 24

Cộng 5 lần số 6: 6 + 6 + 6 + 6 + 6 = 6 x 5 = 30

Cộng 6 lần số 6: 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 = 6 x 6 = 36

Cộng 7 lần số 6: 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 = 6 x 7 = 42

Cộng 8 lần số 6: 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 = 6 x 8 = 48

Cộng 9 lần số 6: 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 = 6 x 9 = 54

Cộng 10 lần số 6: 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 = 6 x 10 = 60

Trên đây là cách thành lập bảng nhân 6, rất dễ dàng đúng không nào.

bảng cửu chương 6

Cách học bảng cửu chương 6 phép nhân

Đối với lứa tuổi tiểu học, việc tiếp thu kiến thức mới chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là trong việc học mỗi ngày. Mỗi học sinh sẽ có năng lực học tập và khả năng tiếp thu khác nhau. Ngay sau đây là một vài phương pháp học bảng cửu chương 6 hiệu quả được nhiều phụ huynh áp dụng cho con. Giúp con tiếp thu kiến thức tốt hơn và gia tăng động lực học tập với niềm yêu thích toán.

Cách học bảng cửu chương bằng tay: Đây là cách học sử dụng mẹo nhỏ để không mất thêm nhiều thời gian học cái mới, bởi vì bé đã thuộc được nó từ trước rồi. Nghĩa là sau khi bé đã học thuộc bảng cửu chương 2, 3, 4, 5 thì cha mẹ chỉ cho con biết về phép hoán vị trong phép nhân. Ở bảng cửu chương 6, 7, 8, 9 thì nó ngược lại với với những bảng trước đó. Lấy vị dụ là 2×7 thì cũng bằng với 7×2, bé đã thuộc bảng cửu chương 2 thì đồng nghĩa với việc thuộc luôn bảng cửu chương 7.

Học qua lời bài hát: Có lẽ phụ huynh chưa biết nhiều về nhạc sĩ Song Thi, ông đã biến những công thức khô khan của bảng cửu chương thành những ca từ và nhịp điệu vui vẻ để giúp các bé vừa học vừa chơi. Đây là cơ sở giúp các con không cảm thấy nhàm chán với môn học mà còn kích thích tinh thần hứng khởi để việc học bảng cửu chương 6 diễn ra nhanh hơn.

Bảng tính Pythagoras: Trang Bright Side của Mỹ đã giới thiệu đến các bạn nhỏ một bảng tính tiện lợi giúp các em học sinh dễ dàng nắm bắt và hiểu được các phép tính rất Logic. Cách học này có ưu điểm là dễ hiểu, nhớ nhanh và lâu hơn. Quy luật hay quy tắc của bảng tính này như sau: Bé chỉ cần chọn một con số ở hàng ngang và một con số ở hàng dọc rồi so giao điểm của chúng, con số ở giao điểm chính là phép nhân của 2 số đã chọn. Ví dụ hàng ngang chọn số 8, hàng dọc chọn số 5 thì kết quả ở giao điểm là 40 (tức 8×5=40).

Mua bảng cửu chương giấy trên Shopee ở đây

Chờ một chút: Tải bảng cửu chương file Word và PDF ĐẦY ĐỦ

bảng cửu chương pythagoras

Nắm bắt được cách học bảng cửu chương 6 là rất quan trọng để các em có thể học tốt môn toán. Hi vọng những cách học này sẽ phần nào giúp được các em học sinh học tập hiệu quả hơn.

bảng nhân 6

Bài tập thực hành bảng nhân 6

Dạng 1: Tính nhẩm

Dựa trên nền tảng kiến thức về bảng nhân 6 cùng vơi tính chất của nó. Tích của phép nhân 6 với số liền sau nó (ví dụ số 7) sẽ bằng tích của phép nhân 6 với số liền trước (ví dụ số 5) cộng thêm 6.

Bài tập:

  1. a) 6 x 5 = ?
  2. b) 6 x 7= ?
  3. c) 6 x 3 = ?
  4. d) 6 x 2 = ?

Đáp án

  1. a) 6 x 5 = 30
  2. b) 6 x 7= 42
  3. c) 6 x 3 = 18
  4. d) 6 x 2 = 12
  5. bảng nhân 6

Dạng 2: Tính giá trị biểu thức

Thực hiện quy tắc nhân chia trước cộng trừ sau và thực hiện từ trái qua phải.

Đối với các biểu thức có chứa dấu ngoặc, cần thực hiện phép tính trong ngoặc trước.

Bài tập

Bài 1: Tính giá trị biểu thức

  1. a) 6 x 7 + 121
  2. b) 140 – 6 x 10
  3. c) 6 x 6 + 6 x 5
  4. d) 500 – 6 x 8

Bài 2: Tính giá trị biểu thức

  1. a) 6 x 10 – 6 x 4
  2. b) 155 – 6 x 9 + 31
  3. c) 200 – 6 x 3 – 45
  4. d) 150 + 6 x 7 – 10

3.3.3. Đáp án

Bài 1:

  1. a) 6 x 7 + 121

= 42 + 121

= 163

  1. b) 140 – 6 x 10

= 140 – 60

= 80

  1. c) 6 x 6 + 6 x 5

= 36 + 30

= 66

  1. d) 500 – 6 x 8

= 500 – 48

= 452

Bài 2:

  1. a) 6 x 10 – 6 x 4

= 60 – 24

= 36

  1. b) 155 – 6 x 9 + 31

= 155 – 54 + 31

= 101 + 31

= 132

  1. c) 200 – 6 x 3 – 45

= 200 – 18 – 45

= 182 – 45

= 137

  1. d) 150 + 6 x 7 – 10

= 150 + 42 -10

= 192 – 10

= 182

Dạng 3: So sánh giá trị biểu thức

Thực hiện tính giá trị biểu thức ở 2 vế so sánh và điền dấu so sánh thích hợp.

Bài tập:

Bài 1: Điền dấu =; <; > thích hợp vào chỗ trống:

  1. a) 6 x 2 … 6 x 8
  2. b) 6 x 10 … 6 x 5
  3. c) 6 x 3 … 6 x 7
  4. d) 6 x 6 … 6 x 4

Bài 2: Điền dấu =; <; > thích hợp vào chỗ trống:

  1. a) 120 – 6 x 4 … 137 + 6 x 2
  2. b) 100 + 6 x 6 … 136 – 6 x 6
  3. c) 70 + 6 x 7 – 40 … 150 – 6 x 6 + 50
  4. d) 200 – 6 x 9 – 17… 100 + 6 x 3 + 35

3.3.3. Đáp án

Bài 1:

  1. a) Ta có:

2 < 8  nên 6 x 2 < 6 x 8

  1. b) Ta có:

10 > 5 nên 6 x 10 > 6 x 5

  1. c) Ta có:

3 < 7 nên 6 x 3 < 6 x 7

  1. d) Ta có:

6 > 4 nên  6 x 6 > 6 x 4

Bài 2:

  1. a) Ta có:

120 – 6 x 4

= 120 – 24

= 96

137 + 6 x 2

= 137 + 12

= 149

Vì 96 < 149 nên 120 – 6 x 4 < 137 + 6 x 2

  1. b) Ta có:

100 + 6 x 6

= 100 + 36

= 136

136 – 6 x 6

= 136 – 36

= 100

Vì 136 > 100 nên 100 + 6 x 6 > 136 – 6 x 6

  1. c) Ta có:

70 + 6 x 7 – 40

= 70 + 42 – 40

= 112 – 40

= 72

150 – 6 x 6 + 50

= 150 – 36 + 50

= 114 + 50

= 164

Vì 72 < 164 nên 70 + 6 x 7 – 40 < 150 – 6 x 6 + 50

  1. d) Ta có:

 200 – 6 x 9 – 17

= 200 – 54 -17

= 146 -17

= 129

100 + 6 x 3 + 35

= 100 + 18 + 35

= 118 + 35

= 153

Vì 129 < 153 nên 200 – 6 x 9 – 17 < 100 + 6 x 3 + 35

bảng nhân 6

Dạng 4: Áp dụng bảng cửu chương 6 để tìm ẩn

Dựa vào các quy tắc sau và kiến thức về bảng cửu chương 6 để giải:

Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia

Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương

3.4.2. Đề bài

Tìm y

  1. a) y : 6 = 5
  2. b) y : 6 = 10
  3. c) y : 6 = 6
  4. d) y : 6 = 3

3.4.3. Đáp án

  1. a)

y : 6 = 5

y = 6 x 5

y = 30

  1. b)

y : 6 = 10

y = 6 x 10

y = 60

  1. c)

y : 6 = 6

y = 6 x 6

y = 36

  1. d)

y : 6 = 3

y = 6 x 3

y = 18

Dạng 5: Toán có lời văn

Bước 1: Đọc và phân tích dữ liệu bài toán.

Bước 2: Tóm tắt bài toán.

Bước 3: Thực hiện phép tính phù hợp.

Bước 4: Trình bày bài giải và kiểm tra lại.

Bài tập

Bài 1: Một giỏ đựng được 9 quả cam. Hỏi 6 giỏ như thế đựng được bao nhiêu quả cam?

Bài 2: Có ba lọ hoa: lọ hoa thứ nhất có 6 bông hoa hồng, lọ hoa thứ 2 có 6 bông hoa cúc, lọ hoa thứ 3 có 6 bông hoa đồng tiền. Hỏi tổng số hoa ở 3 lọ là bao nhiêu?

3.4.3. Đáp án

Bài 1:

6 giỏ đựng được số quả cam là:

6 x 9 = 54 (quả)

Bài 2:

Cách 1:

Tổng số hoa ở 3 lọ là:

6 + 6 + 6 = 18 (bông hoa)

Đáp số: 18 bông hoa

Cách 2:

Tổng số hoa ở 3 lọ là:

6  x 3 = 18 (bông hoa)

Đáp số: 18 bông hoa

Trên đây là những kiến thức về bảng cửu chương 6 và những bài tập để các bậc phụ huynh tham khảo và giúp con mình học bảng nhân 6 tốt hơn.

🌳Cảm ơn quý phụ huynh đã theo dõi bài viết, kính chúc quý phụ huynh nhiều sức khỏe và thành công

Xem thêm: Bảng cửu chương từ 2 đến 9

error: Content is protected !!