6 Tuổi 7 Tuổi 8 Tuổi 9 Tuổi 10 Tuổi HỌC LỚP MẤY?

Với nhiều em học sinh ở độ tuổi nhỏ, có lẽ các em sẽ có nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi muốn được giải đáp về độ tuổi đi học của mình. Một trong số đó là câu hỏi 6 tuổi, 7 tuổi, 8 tuổi, 9 tuổi, 10 tuổi học lớp mấy? Với người lớn hay với những em học sinh đã học qua các lớp này thì không có gì khó đúng không nào?

Nhưng đặt vào vị trí của những em nhỏ hơn chưa từng học qua bậc Tiểu học thì câu chuyện đã khác. Các em sẽ chưa biết được độ tuổi đi học theo lớp nên các em thắc mắc cũng là điều dễ hiểu. Vậy thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu độ tuổi chính xác theo từng lớp nhé. 6 tuổi học lớp mấy? 7 tuổi học lớp mấy? 8 tuổi học lớp mấy? 9 tuổi học lớp mấy? 10 tuổi học lớp mấy? Woa, những câu hỏi này sẽ được giải đáp nhanh thôi. Nào cùng bắt đầu nhé.

Quy định độ tuổi của học sinh Tiểu học

Để biết rõ hơn thông tin 6 tuổi, 7 tuổi, 8 tuổi, 9 tuổi, 10 tuổi học lớp mấy thì chúng ta cùng xem qua Độ tuổi của học sinh tiểu học được quy định tại Điều 33 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

– Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

– Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

6 tuổi học lớp mấy

Vậy 6 tuổi, 7 tuổi, 8 tuổi, 9 tuổi, 10 tuổi học lớp mấy?

Bạn Khỏe Đẹp sẽ trả lời câu hỏi nay một cách chính xác như sau: Theo luật phổ cập giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì độ tuổi đi học được tính như sau:

Cấp 1: Tiểu học cơ sở

Các lớp 1, 2, 3, 4, 5 là những lớp thuộc cấp tiểu học cơ sở và tương ứng với mỗi lớp thì độ tuổi sẽ là:

– 6 tuổi học lớp mấy => Lớp 1

– 7 tuổi học lớp mấy => Lớp 2

– 8 tuổi học lớp mấy => Lớp 3

– 9 tuổi học lớp mấy => Lớp 4

– 10 tuổi học lớp mấy => Lớp 5

Trên đây là thông tin cung cấp cho các bé biết về độ tuổi tương ứng với số lớp mà các bé sẽ đi học. Trừ những trường hợp đặc biệt không tính tới thì cứ đúng số tuổi thì các em sẽ đi học đúng với số lớp tương ứng.

Như vậy chúng ta đã biết được rằng độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi thì các em sẽ học ở bậc Tiểu học. Với số tuổi lớn hơn thì các em sẽ được học ở bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi nền tảng cho sự phát triển của mỗi cá nhân, do vậy giáo dục trong giai đoạn này cần được đặc biệt chú trọng. Bên cạnh việc trang bị các kiến thức cơ bản qua hoạt động học tập, lao động trên trường lớp, việc được tiếp xúc và học hỏi các kỹ năng mềm phù hợp là cần thiết để học sinh tiểu học có được sự phát triển nhân cách toàn diện cũng như thích nghi tốt với sự thay đổi môi trường.

Với các bậc phụ huynh, bên cạnh việc tìm hiểu thông tin 6 tuổi, 7 tuổi, 8 tuổi, 9 tuổi, 10 tuổi học lớp mấy thì chúng ta cũng nên dành thời gian để trang bị cho con những kiến thức, kĩ năng để con phát triển toàn diện hơn ở độ tuổi này nhé.

Hoạt động giáo dục trong các trường tiểu học ngày nay tuy đã có nhiều cải tiến so với trước đây, nhưng nhìn chung vẫn còn nặng tính lý thuyết khi tập trung vào các kỹ năng cơ bản như đọc, viết, nói, tính toán, làm văn…Học sinh tiểu học đến trường để được rèn luyện các kỹ năng này và tiếp thu các kiến thức có thể đo lường, kiểm tra thông qua các bài thi giữa kỳ hay cuối kỳ. Tuy nhiên, giai đoạn phát triển ở lứa tuổi tiểu học đánh dấu quá trình thay đổi từ hoạt động vui chơi ở mẫu giáo sang hoạt động chủ đạo là học tập. Vì vậy nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tâm lý, các em sẽ không tránh khỏi trạng thái bỡ ngỡ, thích nghi kém, từ đó gặp khó khăn trong quá trình học tập và tham gia vào các hoạt động xã hội. Từ những đặc trưng tâm lý lứa tuổi nêu trên, để giúp các em có được sự phát triển lành mạnh theo lứa tuổi và làm quen với các hoạt động trên trường học thì việc phát triển các kỹ năng mềm là rất cần thiết.

Như vậy là những thắc mắc 6 tuổi học lớp mấy? 7 tuổi học lớp mấy? 8 tuổi học lớp mấy? 9 tuổi học lớp mấy? 10 tuổi học lớp mấy đã được Bạn Khỏe Đẹp giải đáp rất chi tiết với những thông tin phía trên. Chúc các bé và phụ huynh một ngày vui và tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống.

Xem thêm: Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1

error: Content is protected !!